Đằng sau những sân vận động hào nhoáng, những công trình vĩ đại và những thông điệp tốt đẹp là sự thật không phải ai cũng biết về World Cup 2022 tại Qatar. Hãy cùng Five88 tìm hiểu nhé.
Ác mộng lịch thi đấu
Tiền không mua được tất cả, nhưng rất nhiều tiền thì có thể. Qatar đã làm nên lịch sử khi trở thành quốc gia Trung Đông đầu tiên đăng cai World Cup. Nguồn tài chính dồi dào giúp Qatar biến những điều không thể thành có thể. World Cup 2022 cũng là lần đầu tiên, giải đấu được diễn ra vào mùa Đông thay vì mùa Hè như mọi lần.
Nước chủ nhà lấy lý do thời tiết nắng nóng để dời thời gian thi đấu. Dù vậy, điều đó chẳng khác gì ác mộng cho các cầu thủ và CLB trên toàn thế giới. Vì World Cup 2022 diễn ra vào mùa Đông, các giải VĐQG buộc phải đẩy nhanh tiến độ để kịp thời gian. Hàng loạt đội bóng, đặc biệt là ở 5 giải hàng đầu châu Âu, phải chơi với mật độ từ 2 đến 3 trận mỗi tuần.
Để rồi cuối cùng, rất nhiều gương mặt sáng giá đã bỏ lỡ ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, bao gồm N’Golo Kante, Diogo Jota, Timo Werner và mới nhất là Sadio Mane. Được đại diện cho quốc gia tranh tài ở World Cup là mơ ước và là niềm tự hào với bất kỳ cầu thủ chuyên nghiệp nào. Thế nhưng, nhiều cái tên đã không may mắn vì gặp chấn thương không đáng có.
Chính trị can thiệp
Vì dính vào tội danh tham nhũng, cựu chủ tịch FIFA Sepp Blatter và cựu chủ tịch UEFA Michel Platini phải đối mặt với mức án 5 năm đầu. Trong buổi trả lời phỏng vấn mới nhất với tờ Tages-Anzeiger của Thụy Sĩ, Sepp Blatter thừa nhận tiền và chính trị chính là 2 yếu tố giúp Qatar “nẫng tay trên” Mỹ để giành quyền đăng cai World Cup 2022 cách đây tròn 10 năm.
Sepp Blatter còn nói thêm, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã “đi đêm” với lãnh đạo Qatar, qua đó gây áp lực lên Michel Platini và muốn ông phải bỏ phiếu cho Qatar. Và theo The Times, Qatar sau đó đã chi 14,6 tỷ USD mua các chiến cơ của Pháp. Còn với Michel Platini cùng Sepp Blatter, 2 vị lãnh đạo đầy tai tiếng ngày nào của FIFA sẽ còn được nhắc đến nhiều nếu kỳ World Cup tại Qatar có bất kỳ biến cố nào xuất hiện.
Chèn ép công nhân, đuổi dân nhập cư
Cuối tháng 10 vừa qua, tờ The Sun tiết lộ đã có 1.200 dân lao động bị đuổi khỏi nhà ở Doha để nhường chỗ cho du khách đến xem World Cup 2022. Nguyên nhân xuất phát từ việc Qatar quá nhỏ và không đủ để lượng du khách đông đảo đến đây lưu trú. Thậm chí, Qatar còn phải dựng lều, bố trí du thuyền và dựng “làng CĐV” để người hâm mộ có chỗ sinh hoạt.
Tuy nhiên, những điểm xấu của Qatar chưa dừng lại ở đó. Tiếp tục là The Sun khai thác các sự kiện bên lề World Cup 2022. Theo trang báo nổi tiếng của Anh, Qatar đang thúc ép công nhân làm việc cả ngày lẫn đêm do đường phố, các khu tập trung của CĐV chưa hoàn thành. Còn tờ Telegraph miêu tả tác phong làm việc của các công nhân ở Doha là “điên cuồng”.
Ngược thời gian về tháng 2/2021, tờ The Guardian đăng tải thông tin chấn động khi có ít nhất 6.000 công nhân đã thiệt mạng trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho World Cup 2022. Đó là những con số cho thấy, Qatar bất chấp mọi thứ để đăng cai giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh và mục đích không gì khác ngoài việc quảng bá đất nước. Dù vậy, ca ngợi đâu chưa thấy, chỉ thấy Qatar phải hứng chịu nhiều chỉ trích vì đối xử tệ bạc với công nhân.
Chi phí đắt đỏ
Những CĐV sang Qatar theo dõi trực tiếp World Cup 2022 sẽ dự trù khoản kinh phí khổng lồ, đặc biệt là các khách sạn hạng sang. Ví dụ, mức giá để lưu trú trên du thuyền MSC Opera là 11,6 triệu VNĐ mỗi đêm và phòng rẻ nhất cũng là 9 triệu VNĐ mỗi đêm. Nếu không thích, du khách có thể lựa chọn chỗ ở rẻ hơn một chút là ngoài… sa mạc.
Gần 1.000 căn lều được ban tổ chức dựng lên với mức giá 9,8 triệu VNĐ mỗi đêm. Chỗ ở rẻ nhất tại World Cup 2022 là “làng CĐV” vừa được thành lập cách đây không lâu. Ở khu vực gần sân bay, làng CĐV là khuôn viên của 6.000 chiếc cabin (là những thùng container) với đầy đủ tiện nghi cho CĐV, bao gồm 2 giường đơn, bàn ghế, máy lạnh và vòi hoa sen.
Mức giá cho mỗi đêm ở làng CĐV là 6,7 triệu cho phòng có bàn ăn. Tại đây, CĐV được bố trí màn hình lớn để theo dõi World Cup 2022. Nếu muốn đến sân theo dõi, người hâm mộ sẽ mất khoảng 40 phút di chuyển. Thậm chí, đến thức uống quen thuộc là bia tại Qatar cũng có giá… 220 nghìn VNĐ mỗi cốc.